Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên con người trong bài Quê hương và Đoàn thuyền đánh cá – Hướng dẫn cách làm và tham khảo bài văn mẫu liên hệ vẻ đẹp cảnh đoàn thuyền ra khơi trong bài thơ Quê hương (Tế Hanh) và Đoàn thuyền đánh cá
- Tìm hiểu về tần số và công thức tính tần số bạn nên biết
- Công Thức Tính Vận Tốc Truyền Sóng V, Bước Sóng Λ, Chu Kỳ T, Tính Vận Tốc Truyền Sóng
- Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: ÁNH TRĂNG Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình (Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984) Bài thơ Ánh trăng được sáng tác theo thể thơ nào?
- Công Thức Tính Ampe & Cách Quy Đổi Đơn Vị Ampe ra KW
- Chia sẻ và đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 4 trang 17 Cánh Diều
(Huy Cận).
Bạn đang xem: Top 18+ Cảm nhận về hai đoạn thơ trong bài “Quê hương” và “Đoàn thuyền đánh cá” | So sánh đoàn thuyền đánh cá và quê hương
>> Hướng dẫn chi tiết soạn bài Đoàn thuyền đánh cá
So sánh đoàn thuyền đánh cá và quê hương
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
(Trích Quê hương, Tế Hanh, Ngữ văn 8, tập hai)
Và:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một)
1. Mở bài
- Giới thiệu đề tài chung của hai đối tượng
Biển từ lâu đã trở thành hình ảnh biểu tượng và là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Biển còn là nguồn sống, cung cấp cá tôm cho những người dân chài lưới chất phác, bình dị.
- Khái quát phong cách, quan điểm tiếp cận
Hai tác phẩm Quê hương và Đoàn thuyền đánh cá đã khắc hoạ sắc nét cảnh vật thiên nhiên và hình ảnh những người dân chài chuẩn bị ra khơi.
- Trích dẫn hoặc tóm tắt hai đối tượng so sánh
Đoạn trích đầu tiên nằm trong tác phẩm Quê hương của nhà thơ Tế Hanh và đoạn trích thứ hai là đoạn thơ thuộc tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận.
2. Thân bài
a. Khái quát chung về hai đối tượng so sánh
Cả hai đoạn trích đều khắc hoạ cảnh ra khơi của những người đánh cá. Họ ra đi với tâm trạng hào hứng và niềm lạc quan phơi phới. Khung cảnh ra khơi thật hoành tráng, hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng.
Tuy nhiên, ở mỗi đoạn trích, đoàn thuyền đánh cá lại hiện lên trên nền không gian khác nhau và mỗi cảnh lại mang một vẻ đẹp, ấn tượng riêng.
b. Phân tích nội dung và nghệ thuật đối tượng thứ nhất
Ở khổ một của bài thơ Quê hương, Tế Hanh có viết:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Mới sáng sớm, khi mặt trời còn ẩn sau những bóng mây, dân trai tráng trong làng bơi thuyền ra khơi đánh cá. Đón những người dân chài là tín hiệu tốt lành của đất trời, sớm mai hồng với cơn gió nhẹ thoảng qua, bầu trời trong xanh. Bức tranh thiên nhiên được Tế Hanh tô điểm với gam màu tươi sáng cùng những tính từ gợi tả “trong”, “nhẹ”, “hổng”. Nền thiên nhiên hiện lên trong trẻo, thơ mộng, trở thành nguồn cảm hứng vô tận, giúp con người phấn chấn, sảng khoái, có tâm thế tốt nhất chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Trên khung cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, đưa con người đến với đại dương xanh không thể thiếu hình ảnh cánh buồm kiêu hãnh, vươn mình trong gió:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
So sánh con thuyền với “con tuấn mã” là một hình ảnh ấn tượng, độc đáo. Những chiếc thuyền rẽ sóng chạy băng băng, lời thơ của tác giả cũng theo đó bay vào không gian khoáng đạt, rộng lớn. Con thuyền trong tâm thức của tác giả, của những người dân chài mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, dũng mãnh. Từ lâu, hình ảnh ấy đã trở nên thân thuộc, gắn liền với khung cảnh của làng chài. Những hành động mạnh mẽ, khí thế hào hứng của chuyến đi được lột tả qua cách sử dụng những động từ “hăng”, “phăng” một cách điêu luyện và độc đáo. Hình ảnh các chàng trai trở nên đẹp đẽ như những chàng kị sĩ tài ba, chèo lái con thuyền, đè sóng, cưỡi gió ra khơi. Đặc sắc nhất là hình ảnh những cánh buồm căng rộng đón gió:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Cánh buồm vô tri được thi sĩ thổi hồn và trở nên đẹp đẽ lạ thường, như mang theo tâm hồn thiêng liêng của cả làng chài. Đến đây, tác giả đưa ra một hình ảnh so sánh độc đáo: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Linh hồn làng biển dường như được cụ thể hoá thành cánh buồm trắng, gợi đến những khát khao cháy bỏng về một cuộc sống đầy đủ, ấm no. Thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, khát vọng được cống hiến, xây dựng quê hương giàu đẹp. Và từ lâu, cánh buồm đã trở thành người bạn thân thiết không chỉ che chở, nuôi sống họ mà còn nâng đỡ cho những ước mơ được bay cao, bay xa. Con thuyền như “rướn” thân mình ra biển lớn, hoà nhập vào với nắng và gió của biển khơi, góp sức nuôi sống làng chài.
c. Phân tích nội dung và nghệ thuật đối tượng thứ hai
Nếu trong Quê hương của Tế Hanh, đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong khung cảnh bình minh, như mở ra một khởi đầu mới thì bức tranh lao động của người dân chài trong Đoàn thuyền đánh cá lại nối đuôi nhau ra khơi trong khung cảnh hoàng hôn đẹp, thơ mộng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Biển cả mênh mông được tác giả đặc tả bằng những hình ảnh đẹp đẽ, tráng lệ và kì vĩ. Huy Cận như mở ra trước mắt người đọc một khung cảnh thiên nhiên đẹp với gam màu chuyển dần từ đỏ rực sang tím sẫm. Mặt trời được so sánh như hòn lửa đang chìm dần xuống đại dương bao la, làm cho khung cảnh càng trở nên tráng lệ, lộng lẫy. Màn đêm dần buông xuống, vũ trụ như ngôi nhà của vạn vật từ từ khép cánh cửa lại và “cài then”. Thiên nhiên như trở nên gần gũi với con người hơn thông qua nghệ thuật nhân hoá tài tình. Cả đất trời dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi, không còn nguy hiểm rình rập đến những người con của biển. Họ lại bắt đầu một cuộc hành trình mà không có sự dõi theo của vũ trụ, ra đi với tư thế làm chủ, say sưa xây dựng cuộc sống mới:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Đoàn thuyền hùng dũng tiến ra biển trên nền thiên nhiên tráng lệ. Tuy đây không phải lần đầu ra khơi, nhưng họ vẫn luôn mang trong mình tâm thế lạc quan, hào hứng. Những con người dù nhỏ bé vẫn luôn sẵn sàng đối chọi với thiên nhiên. Họ say mê với công việc khi mà vũ trụ rộng lớn bao trùm đang chìm vào trạng thái nghỉ ngơi. Qua đó, tác giả ca ngợi lòng nhiệt huyết và tinh thần dũng cảm của người lao động vẫn miệt mài bám biển. Cuộc sống là một cuộc đua không giới hạn của con người và thiên nhiên. Với lòng tin vào con người, Huy Cận đã nâng cao vị thế của người lao động và chứng minh con người luôn chiến thắng.
Hình ảnh con người với tư thế làm chủ được tác giả đặt vào một không gian rộng lớn nhằm làm tăng tầm vóc, kích thước và vị trí của họ. Con người đã chế ngự cái kì vĩ, lớn lao của biển cả và đã biến cái dữ dội của thiên nhiên thành người thân, nguồn sống của mình. Dù trong hoàn cảnh nào, những người lao động vẫn luôn lạc quan, yêu đời cất lên những “câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
d. So sánh điểm tương đồng và nét khác biệt
Mỗi đoạn thơ mang một vẻ đẹp riêng. Nếu như thiên nhiên trong đoạn thơ của Tế Hanh hiện lên với vẻ đẹp của một buổi sáng trong trẻo, mát lành thì đoạn thơ của Huy Cận lại là vẻ đẹp của buổi hoàng hôn trên mặt biển với ánh mặt trời đỏ rực. vẻ đẹp lao động trong đoạn thơ của Tế Hanh được tô đậm ở sức mạnh thể chất (dân trai tráng) bơi thuyền, phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt)) còn trong đoạn thơ của Huy Cận lại được tô đậm ở sức mạnh tinh thần (câu hát căng buồm). Đoạn thơ của Tế Hanh làm người đọc ấn tượng bởi thể thơ tám chữ với cách dùng các động từ mạnh (hăng) phăng) vượt) và cách so sánh bất ngờ (chiếc thuyền – con tuấn mã). Đoạn thơ của Huy Cận lại hấp dẫn người đọc bởi thể thơ bảy chữ với cách miêu tả độc đáo (mặt trời xuống biển câu hát căng buồm) cách dùng hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ giàu sức gợi (sóng cài then, đêm sập cửa).
e. Lí giải sự khác biệt
Qua sự miêu tả, người đọc còn có thể nhận ra được cái không khí của từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Đoạn thơ của Tế Hanh được sáng tác trong thời kì người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ. Do vậy, sự ra khơi ở đây tuy mạnh mẽ nhưng yên lặng (chỉ một chiếc thuyền ra khơi…). Đoạn thơ của Huy Cận được sáng tác vào thời kì khi miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó, không khí lao động tập thể và niềm vui của con người sống trong xã hội mới được thể hiện khá rõ (đoàn thuyền ra khơi trong câu hát ngân vang…).
3. Kết bài
- Khái quát lại những nét giống và khác nhau tiêu biểu
Mỗi cảnh ra khơi dù ở những thời điểm khác trong ngày nhưng đều mang một vẻ đẹp hoành tráng, thơ mộng trên khung cảnh thiên nhiên được khắc họa ấn tượng với những sắc thái riêng.
- Nét riêng khi tiếp cận chung một đề tài
Nổi bật trên đó là hình ảnh những người lao động với khí thế hào hùng, phấn khởi, miệt mài không kể ngày đêm xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong bài “Quê hương” và “Đoàn thuyền đánh cá”
Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ sau:
– “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
(Tế Hanh – Quê hương)
– Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Xem thêm : Fujifilm X-H2S und X-H2: Doppelschlag
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
(Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá)
Bài văn cảm nhận hay nhất về vẻ đẹp thiên nhiên con người qua bài thơ Quê hương và Đoàn thuyền đánh cá
Biển từ lâu đã trở thành hình ảnh biểu tượng và là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Ở đó có nghề đánh cá với những con người làng chài chất phác, mộc mạc. Hai tác phẩm “Quê hương” và “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa sắc nét cảnh vật thiên nhiên và con người trên biển khi ra khơi. Đoạn trích một nằm trong tác phẩm “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh và đoạn trích thứ hai là đoạn thơ thuộc tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận. Cả hai đoạn trích đều khắc họa cảnh ra khơi của những người đánh cá. Họ ra đi với tâm thế hào hứng và niềm lạc quan phới phới. Họ cùng ra đi vào một ngày nắng đẹp với khung cảnh hoành tráng, hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng. Tuy nhiên, ở mỗi đoạn trích, đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi trên nền không gian khác nhau và mỗi cảnh lại mang một vẻ đẹp, ấn tượng riêng.
Ở khổ một của “Quê hương”, tác giả Tế Hanh có viết:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Mới sáng sớm, khi mặt trời còn ẩn sau những bóng mây, dân trai tráng trong làng bơi thuyền ra khơi đánh cá. Đón những người dân chài là tín hiệu tốt lành của đất trời, sớm mai hồng với cơn gió nhẹ thoảng qua, bầu trời trong xanh. Bức tranh thiên nhiên được Tế Hanh tô điểm với gam màu tươi sáng cùng những tính từ gợi tả “trong”, “nhẹ”, “hồng”. Nền thiên nhiên hiện trong trẻo, thơ mộng, đón những người dân chài ra đi cho một ngày mới bội thu. Thiên nhiên trở thành nguồn cảm hứng vô tận, giúp con người phấn chấn, sảng khoái, có tâm thế tốt nhất chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Trên khung cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ ấy, dẫn đường con người đến với đại dương xanh không thể thiếu hình ảnh cánh thuyền buồm kiêu hãnh vươn mình trong gió:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
So sánh con thuyền với “con tuấn mã” là một hình ảnh ấn tượng, độc đáo, thể hiện sự nhanh nhẹn. Những chiếc thuyền rẽ sóng chạy băng băng, lời thơ của tác giả cũng theo đó bay vào không gian khoáng đạt, rộng lớn. Con thuyền trong tâm thức của tác giả, của những người con làng chài mang một vẻ đẹp hồ hởi, trẻ trung, dũng mãnh. Từ lâu, hình ảnh ấy đã trở nên thân thuộc, gắn liền với khung cảnh của làng chài. Những hành động mạnh mẽ, khí thế hào hứng của chuyến đi được lột tả qua cách sử dụng những động từ “hăng”, “phăng” một cách điêu luyện và độc đáo. Hình ảnh các chàng trai trở nên đẹp đẽ như những chàng kị sĩ tài ba, chèo lái con thuyền, đè sóng, cưỡi gió ra khơi. Đặc sắc nhất là hình ảnh những cánh buồm căng rộng đón gió:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Cánh buồm vô tri được người thi sĩ thổi hồn và trở nên đẹp đẽ lạ thường. Cánh buồm như mang theo tâm hồn thiêng liêng của cả làng chài. Đến đây, tác giả đưa ra một hình ảnh so sánh độc đáo, lạ thường: “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Linh hồn làng biển dường như được cụ thể hóa như cánh buồm trắng. Gợi cảm giác đi xa, những ước mơ bay bổng, những khát khao cháy bỏng về một cuộc sống đầy đủ, ấm no của tuổi trẻ nhiều hoài bão. Thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, khát vọng được cống hiến, xây dựng quê hương tươi đẹp. Và từ lâu cánh buồm đã trở thành người bạn thân thiết không chỉ che chở, nuôi sống họ mà còn nâng đỡ cho những ước mơ được bay lên. Con thuyền như tự “rướn” thân mình vươn ra biển lớn, hòa nhập vào với nắng và gió của biển khơi, góp sức nuôi sống làng chài. Nếu ở tác phẩm “Quê hương” của Tế Hanh, đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong khung cảnh bình minh cho một khởi đầu mới thì bức tranh lao động của người dân chài lại được tác giả Huy Cận khắc họa khác lạ trong “Đoàn thuyền đánh cá”.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Xem thêm : Fujifilm X-H2S und X-H2: Doppelschlag
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng…
Người lao động dường như đang thưởng ngoạn bức tranh vô giá của biển cả về đêm mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng. Âm điệu câu thơ tha thiết kết hợp với từ cảm thán ơi và dấu chấm cảm thể hiện khát vọng đến cháy bỏng của ngư dân mong muốn đánh bắt thật nhiều cá để làm giàu cho Tổ quốc. Đó cũng chính là nét đẹp của người lao động trên biển. Cảm hứng lãng mạn đã giúp nhà thơ phát hiện ra những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình.
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Hai câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng / Lướt giữa mây cao với biển bằng đẹp như một bức tranh lồng lộng mây trời, mênh mông biển cả. Hình ảnh đoàn thuyền được làm đẹp thêm bởi sự tưởng tượng phong phú giàu chất lãng mạn: gió là người lái thuyền, còn ánh trăng trên cao tựa là cánh buồm. Thuyền và người đã hòa nhập vào thiên nhiên bát ngát, lướt đi phơi phới trong cái thơ mộng của trời biển, gió, trăng. Chù nhân của con thuyền chính là những người lao động đang lồng lộng giữa biển trời với tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ vũ trụ.
Tư thế ra khơi nhẹ nhàng thoải mái đầy khí thế ấy chỉ có ở những con người vừa thoát khỏi kiếp sống nô lệ đang làm chủ cuộc sống, làm chủ đất trời. Chữ lướt đặc tả đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường, thiên nhiên cùng góp sức với con người trên chặng đường lao động. Đến ngư trường để dò bụng biển: hỏi dưới lòng biển sâu thẳm kia nơi nào có nhiều cá nhất ? Đây thật sự là một cuộc chiến đấu giữa con người và thiên nhiên để dành lấy từ bàn tay thiên nhiên những của cải, tài nguyên để làm giàu đất nước phục vụ cuộc sống con người bằng tất cả sức lực với trí tuệ của con người. Ngư dân muốn thu được những mẻ cá lớn thì phải có nhiều lưới, nhiều con thuyền, phải biết cách dàn đan thế trận cách bủa lưới vây giăng. Huy Cận quả có sự am hiểu sâu sắc với nghề nghiệp và cảm thông với người lao động mới vẻ được bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạn ấy.
Thành công của đoạn thơ là bút pháp lãng mạn và tả thực hình ảnh người dân chài lao động trên biển. Không chỉ có con người mà thiên nhiên cùng đồng hành với họ trong quá trình lao động đánh bắt cá về đêm. Sự hăng say và tinh thần phấn khởi của ngư dân đã giúp cuộc sống họ ổn định và góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước.
Đoạn thơ là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Bài ca ấy dành cho biển hào phóng, cho những con người cần cù, gan góc, đang làm giàu cho đất nước. Những người lao động đã thật sự làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ vùng biển thân yêu của Tổ quốc. Cảm hứng trữ tình và nghệ thuật điêu luyện được tác giả sử dụng trong đoạn thơ đã cuốn hút người đọc thật sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi đến tương lai tươi sáng.
Mỗi cảnh ra khơi dù ở những thời điểm khác nhau trong ngày nhưng đều mang một vẻ đẹp hoành tráng, thơ mộng trên khung cảnh thiên nhiên được khắc họa ấn tượng với những sắc thái riêng. Mà nổi bật trên đó là hình ảnh những người lao động nhiệt tình với tư thế hào hứng, lao động miệt mài không kể ngày đêm để xây dựng quê hương đất nước. Họ làm việc với lòng say mê và những ước mơ được vun đắp.
Tham khảo thêm:
- Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá
- Phân tích tình yêu quê hương đất nước qua bài Quê hương của Tế Hanh
Nguồn: https://imicrosoft.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục